Lời mở đầu...
Trong thời buổi hiện nay, có rất nhiều người ( đặc biệt là các bạn trẻ) đều muốn có một bộ ảnh "nghệ" để sau này cho con cháu mình xem ngày xưa mình đẹp trai xinh gái như thế nào, và tất nhiên, với nhu cầu đó, các nhiếp ảnh gia trẻ (phần lớn là học sinh sinh viên) nhận chụp ảnh giá rẻ (100k/bộ, 200k/bộ,... 500k/bộ) cũng xuất hiện... Nhưng kể cả với cái giá 500k, 200k, thậm chí 100k/người/bộ ảnh, nhiều người vẫn đòi "giảm giá" hay "người quen thì chụp miễn phí đi!".
Mời mọi người hãy đọc bài viết này và xét xem cái giá 100k/người/bộ ảnh (cái giá thấp nhất) là quá rẻ hay quá đắt?!
1.Đầu tư thiết bị
Bạn nào có điều kiện hơn thì mua thêm cái hắt sáng 5 in 1 350k, mua thêm chân máy để phơi sáng lúc chụp chiều muộn hay tối (thêm ít nhất 500k), nếu trời tối quá thì đầu tư thêm cái đèn Flash rời vài triệu đồng nữa, bạn nào sợ trời ẩm thì làm thêm cái tủ chống ẩm khoảng 2 triệu,... và còn nhiều đồ đạc khác nữa...
Tổng cộng, số tiền đầu tư ban đầu loanh quanh 15 - 20 triệu đồng, chưa kể sau này còn nâng cấp thiết bị, mua thêm ống kính, .v.v....
2.Công sức làm ảnh
Vào phần chính của công việc, đó chính là chụp ảnh! Chụp ảnh ko đơn thuần là cầm máy ảnh lên ngắm và bấm máy lia lịa. Mà nó được chia ra nhiều công đoạn phức tạp:
Chuẩn bị
Công việc đầu tiên, trước khi chụp là chuẩn bị chụp (rõ ràng!!!). Nhiếp ảnh gia nhận yêu cầu của khách, sau đó tìm hiểu về địa điểm chụp, cách tốt nhất là tới địa điểm chụp trước ngày chụp (hoặc trước khi chụp 1-2 tiếng) để tham quan, tìm góc ảnh đẹp, .v.v... Tiếp theo, là chọn giờ chụp phù hợp, không nắng quá, không tối quá, và phải xem dự báo thời tiết xem có mưa không còn hẹn lại khách, cũng có lúc khách tự chọn giờ chụp theo ý họ (bởi vì lúc đó họ mới rảnh). Tiếp nữa, phần tư vấn thời trang, có nhiều khách hàng không biết phải mặc gì để đi chụp cho đẹp, lúc đó là khi mà Photographer trở thành Stylist, nhằm mục đích giúp khách chọn trang phục phù hợp để đi chụp.
Đi chụp
Sau công đoạn chuẩn bị là lên đường đi chụp. Xa đến mấy cũng phải đi thôi, như mình là học sinh chỉ có cái xe đạp thì cũng đành phải đạp xe tới nơi chụp, bạn khách nào mà có xe đạp điện thì mới đi ké được. Đến lúc chụp cũng khó lắm chứ, có những góc đẹp mà mình chuẩn bị lại không hợp với khách, hoặc phải tìm góc nào để khách của mình nhìn đẹp lung linh, cũng có lúc ảnh mình chụp thấy đẹp, nhưng khách xem lại không thấy đẹp, hoặc hôm nay ánh sáng không đẹp như dự tính, mà nhỡ đâu đang chụp thì trời đổ mưa,... có rất nhiều vấn đề có thể nảy sinh trong lúc chụp, và nhiếp ảnh gia phải tự ứng biến để giải quyết vấn đề để đến cuối cùng tạo ra sản phẩm đẹp nhất cho khách hàng.
Hậu kì
Trong giai đoạn hậu kì, nhiếp ảnh gia phải chọn lọc ra những bức ảnh đẹp nhất (Phần này gọi là Edit hay Biên Tập). Sau đó, nhiếp ảnh gia chỉnh sửa thật tỉ mỉ từng bức ảnh, và lặp lại quá trình Biên Tập để chọn ra những bức ảnh tuyệt vời nhất, tiếp đó mới trả cho khách hàng sản phẩm cuối cùng.
3.Vấn đề sức khỏe
Mắt
Nhiếp ảnh gia thường xuyên phải sử dụng máy tính để chỉnh sửa ảnh nên mắt sẽ phải làm việc ở cường độ cao trong một thời gian dài, do vậy nên thị lực bị ảnh hưởng nhiều.
Cổ tay
Rất nhiều nhiếp ảnh gia mắc hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) do phải cầm máy ảnh nặng và sử dụng chuột máy tính trong thời gian dài.
Lưng, vai, cổ.
Nhiếp ảnh gia thường phải đeo máy vòng qua cổ, đeo túi máy trên vai hay đeo ba lô nặng gây đau lưng, vai và cổ.
Tóm lại,...
Với số tiền đầu tư trang thiết bị đồ sộ, công sức bỏ ra để làm một bộ ảnh đẹp cùng với những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của một nhiếp ảnh gia như vậy, bạn nghĩ cái giá 100k được đưa ra là quá rẻ hay quá đắt??? Còn mình thì thấy thế là quá rẻ rồi.
Follow me!
Facebook: http://www.facebook.com/LittleT3112/
Street Ninja on FB : http://www.facebook.com/street.ninja.vqt
Instagram: @street.ninja
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét