Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Give Away Tháng 9

Nhân dịp bắt đầu năm học mới Street Ninja Photography sẽ mở Give Away bắt đầu từ nay đến hết ngày 3/10/2015 trên Instagram @street.ninja!




Cách chơi như sau:
Bước 1: Follow Instagram @street.ninja và ảnh Give Away!



Bước 2: Tag 5 người bạn của mình vào phần comment dưới ảnh.
Bước 3: Repost ảnh Give Away lên Instagram cá nhân với hashtag #streetninjaVQT và tag Page vào phần comment.

Street Ninja sẽ ngẫu nhiên chọn một bạn may mắn nhất!
Phần thưởng là 1 bộ ảnh chân dung miễn phí!!!

-Vũ Quang Tuấn-










Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Street Ninja: Dịch Vụ Chụp Ảnh Chân Dung Ngoại Cảnh

Street Ninja Photography nhận chụp ảnh chân dung ngoại cảnh giá rẻ!

Gói dịch vụ:
Gói tiêu chuẩn: 200.000VND/ Bộ ảnh, bao gồm:
- 10 ảnh đã qua chỉnh sửa. 
- Có bao gồm ảnh gốc.




Gói cao cấp: 300.000VND/ Bộ ảnh, bao gồm:
- 20 ảnh đã qua chỉnh sửa. 
- Có bao gồm ảnh gốc.
- Giảm 25% phí dịch vụ cho bộ ảnh tiếp theo.




Phụ phí: 
-Các chi phí như: tiền đi Taxi, phí ra vào địa điểm chụp, tiền ăn uống,... xin quý khách vui lòng tự chi trả. 

Địa điểm chụp & Trang phục: Do khách hàng và nhiếp ảnh gia bàn bạc và thống nhất.




Liên Hệ:
SĐT: 0969740124
Facebook: https://www.facebook.com/LittleT3112
Mail: littlet3112@gmail.com




Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Nhiếp Ảnh: Lý thuyết thì ai cũng có, còn thực hành thì...

Các cụ có câu: "Học đi đôi với hành". Câu nói này có thể (gần như) áp dụng cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống, ví dụ như khi học toán, cho dù bạn có thuộc hết các thể loại công thức mà không biết áp dụng chúng vào bài tập thì điểm thi của bạn vẫn sẽ kém thôi (tôi biết thế đấy nhưng mà tôi vẫn học dốt toán lắm!)...

Tôi đã nói là "Câu nói này có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống" phải không? Đúng đấy! Chính vì thế, kể cả trong nhiếp ảnh cũng vậy, nếu bạn hỏi "tại sao?" thì để tôi giải thích cho bạn: 


Tất cả những ai khi bắt đầu học về nhiếp ảnh chắc chắn phải học về những vấn đề này: cách sử dụng máy ảnh (đương nhiên), học về ánh sáng, học về bố cục ảnh,.v.v... (ngoài ra còn nhiều cái khác phải học). Và trong thời đại này, bạn không cần phải mua một cuốn sách hay đăng ký một khóa học đắt tiền để học nhiếp ảnh, tất cả những gì bạn cần là Google!





Với Google, bạn có thể tìm hiểu mọi thứ bạn cần về nhiếp ảnh và thuộc lòng chúng chỉ trong vài tích tắc. Bạn muốn học chụp ảnh chân dung? Google có thể giúp bạn! Bạn muốn chụp ảnh phong cảnh, chụp đời thường, chụp nude...? Vâng, Google có thể cung cấp cho bạn mọi kiến thức bạn cần!

Chính vì thế, lý thuyết ai cũng có, và một nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung, cũng có thể (về lý thuyết) biết về cả chụp phong cảnh, chụp đồ ăn, chụp kiến trúc... Bây giờ cho tôi một thời gian nhất định ngồi lướt Google và sau đó, tôi có thể ngồi trà chanh ở đâu đấy quanh cái Hà Nội này cùng bạn bè và chém gió về chụp ảnh phong cảnh theo kiểu:

"Chụp phong cảnh thì mày phải làm thế này này! Phải khép khẩu, phải dùng ống góc rộng, phải lấy nét được toàn bộ cảnh, phải chụp vào giờ vàng (bình minh và hoàng hôn) thì mới đẹp..." (I can do this all day!)



Ảnh: Vũ Quang Tuấn
Nhưng mà, có một vấn đề ở đây, nếu bạn bảo tôi đi chụp ảnh phong cảnh, thì tôi chắc chắn là kết quả sẽ dở tệ, bởi vì... tôi có thực hành bao giờ đâu, mọi thứ tôi biết chỉ là trên sách vở, tôi chỉ biết chụp ảnh mẫu chứ đâu có biết chụp phong cảnh! Tôi công nhận là tôi cũng biết lắm thứ linh tinh về nhiếp ảnh (tự sướng chút), nhưng mà ảnh của tôi chưa phải là đẹp tuyệt vời. Và tôi biết tôi không phải là người duy nhất, ở đâu đó quanh đây cũng sẽ có những người ngồi chém gió về nhiếp ảnh như một dân chuyên nghiệp, mà ảnh của họ thì không ở mức xuất sắc. Trình độ của một nhiếp ảnh gia được phát triển nhờ những kinh nghiệm trong thực hành chứ không chỉ dựa vào những lý thuyết sách vở mà họ có.


Ảnh: Vũ Quang Tuấn


Thế nên, cho dù bạn có kiến thức sâu rộng đến đâu mà không có kinh nghiệm thực hành thì kiến thức của bạn cũng chỉ để chém gió thôi. Và lần tới, nếu bạn có gặp phải ai đó "thể hiện mình" như một tay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, thì đừng vội ngưỡng mộ người đó, mà phải xem sản phẩm người đó tạo ra có tốt hay không rồi mới đánh giá được bản chất của người ta. Bởi vì, thực sự (theo tôi nghĩ), với Google, bạn cũng có thể chém gió như thế. Xin hết!


Bài viết này được viết dựa trên kinh nghiệm và ý kiến cá nhân nên có phần chủ quan và có không ít sai sót! Mong mọi người thông cảm!


Hãy chia sẻ ý kiến của mọi người dưới phần comment! Xin cảm ơn!



Instagram: @street.ninja

Facebook: Vũ Quang Tuấn

Bài viết trước: 100K là quá rẻ hay quá đắt?


Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

100K là quá rẻ hay quá đắt?

Lời mở đầu...


Trong thời buổi hiện nay, có rất nhiều người ( đặc biệt là các bạn trẻ) đều muốn có một bộ ảnh "nghệ" để sau này cho con cháu mình xem ngày xưa mình đẹp trai xinh gái như thế nào, và tất nhiên, với nhu cầu đó, các nhiếp ảnh gia trẻ (phần lớn là học sinh sinh viên) nhận chụp ảnh giá rẻ (100k/bộ, 200k/bộ,... 500k/bộ) cũng xuất hiện... Nhưng kể cả với cái giá 500k, 200k, thậm chí 100k/người/bộ ảnh, nhiều người vẫn đòi "giảm giá" hay "người quen thì chụp miễn phí đi!". 

Mời mọi người hãy đọc bài viết này và xét xem cái giá 100k/người/bộ ảnh (cái giá thấp nhất) là quá rẻ hay quá đắt?!

1.Đầu tư thiết bị

Street Ninja

Tất nhiên, để chụp ảnh, một nhiếp ảnh gia cần có một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp để làm việc - một chiếc DSLR (Máy Mirrorless cũng ok). Và số tiền để mua một chiếc DSLR thì không hề rẻ chút nào (đặc biệt là đối với học sinh & sinh viên), chưa kể mua một chiếc DSLR tức là mua 1 thân máy + ống kính chuyên dụng. Ví dụ: Thân máy Nikon D3300 mới là 7 triệu + Ống kính 50mm 1.8 AF-S là 3 triệu 9 = Tổng cộng là 10 triệu 9. Học sinh sinh viên thì lấy đâu ra 10 triệu để mua máy ảnh, thế nên (như mình) bỏ hết tiền tiết kiệm + vay bố mẹ phần còn lại mới đủ mua...

Bạn nào có điều kiện hơn thì mua thêm cái hắt sáng 5 in 1 350k, mua thêm chân máy để phơi sáng lúc chụp chiều muộn hay tối (thêm ít nhất 500k), nếu trời tối quá thì đầu tư thêm cái đèn Flash rời vài triệu đồng nữa, bạn nào sợ trời ẩm thì làm thêm cái tủ chống ẩm khoảng 2 triệu,... và còn nhiều đồ đạc khác nữa...

Tổng cộng, số tiền đầu tư ban đầu loanh quanh 15 - 20 triệu đồng, chưa kể sau này còn nâng cấp thiết bị, mua thêm ống kính, .v.v....

2.Công sức làm ảnh

Vào phần chính của công việc, đó chính là chụp ảnh! Chụp ảnh ko đơn thuần là cầm máy ảnh lên ngắm và bấm máy lia lịa. Mà nó được chia ra nhiều công đoạn phức tạp:

Street Ninja

Chuẩn bị

Công việc đầu tiên, trước khi chụp là chuẩn bị chụp (rõ ràng!!!). Nhiếp ảnh gia nhận yêu cầu của khách, sau đó tìm hiểu về địa điểm chụp, cách tốt nhất là tới địa điểm chụp trước ngày chụp (hoặc trước khi chụp 1-2 tiếng) để tham quan, tìm góc ảnh đẹp, .v.v... Tiếp theo, là chọn giờ chụp phù hợp, không nắng quá, không tối quá, và phải xem dự báo thời tiết xem có mưa không còn hẹn lại khách, cũng có lúc khách tự chọn giờ chụp theo ý họ (bởi vì lúc đó họ mới rảnh). Tiếp nữa, phần tư vấn thời trang, có nhiều khách hàng không biết phải mặc gì để đi chụp cho đẹp, lúc đó là khi mà Photographer trở thành Stylist, nhằm mục đích giúp khách chọn trang phục phù hợp để đi chụp.

Đi chụp

Sau công đoạn chuẩn bị là lên đường đi chụp. Xa đến mấy cũng phải đi thôi, như mình là học sinh chỉ có cái xe đạp thì cũng đành phải đạp xe tới nơi chụp, bạn khách nào mà có xe đạp điện thì mới đi ké được. Đến lúc chụp cũng khó lắm chứ, có những góc đẹp mà mình chuẩn bị lại không hợp với khách, hoặc phải tìm góc nào để khách của mình nhìn đẹp lung linh, cũng có lúc ảnh mình chụp thấy đẹp, nhưng khách xem lại không thấy đẹp, hoặc hôm nay ánh sáng không đẹp như dự tính, mà nhỡ đâu đang chụp thì trời đổ mưa,... có rất nhiều vấn đề có thể nảy sinh trong lúc chụp, và nhiếp ảnh gia phải tự ứng biến để giải quyết vấn đề để đến cuối cùng tạo ra sản phẩm đẹp nhất cho khách hàng.

Hậu kì

Trong giai đoạn hậu kì, nhiếp ảnh gia phải chọn lọc ra những bức ảnh đẹp nhất (Phần này gọi là Edit hay Biên Tập). Sau đó, nhiếp ảnh gia chỉnh sửa thật tỉ mỉ từng bức ảnh, và lặp lại quá trình Biên Tập để chọn ra những bức ảnh tuyệt vời nhất, tiếp đó mới trả cho khách hàng sản phẩm cuối cùng.

3.Vấn đề sức khỏe

Street Ninja

Mắt

Nhiếp ảnh gia thường xuyên phải sử dụng máy tính để chỉnh sửa ảnh nên mắt sẽ phải làm việc ở cường độ cao trong một thời gian dài, do vậy nên thị lực bị ảnh hưởng nhiều.

Cổ tay

Rất nhiều nhiếp ảnh gia mắc hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) do phải cầm máy ảnh nặng và sử dụng chuột máy tính trong thời gian dài.

Lưng, vai, cổ.

Nhiếp ảnh gia thường phải đeo máy vòng qua cổ, đeo túi máy trên vai hay đeo ba lô nặng gây đau lưng, vai và cổ.

Tóm lại,...

Với số tiền đầu tư trang thiết bị đồ sộ, công sức bỏ ra để làm một bộ ảnh đẹp cùng với những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của một nhiếp ảnh gia như vậy, bạn nghĩ cái giá 100k được đưa ra là quá rẻ hay quá đắt??? Còn mình thì thấy thế là quá rẻ rồi. 


Follow me!

Facebook: http://www.facebook.com/LittleT3112/
Street Ninja on FB : http://www.facebook.com/street.ninja.vqt
Instagram: @street.ninja






Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Tổng số lượt xem trang